Tác Hại Của Đeo Tai Nghe

Tác Hại Của Đeo Tai Nghe Lâu Dài Không Ngờ Tới 2022

Trên đời này cái gì cũng có ưu và khuyết điểm, vượt quá giới hạn hay dưới giới hạn đều phụ thuộc vào chúng ta. Việc đeo tai nghe liên tục, vượt quá giới hạn sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Hãy cùng Hocreview tìm hiểu về tác hại của đeo tai nghe qua bài viết dưới đây nhé.

Âm thanh truyền vào tai như thế nào?

Âm thanh được truyền đi bằng sóng âm. Vành tai thu nhận âm thanh, vào tai ngoài, hướng âm thanh vào ống tai và đi đến màng nhĩ. Màng nhĩ bị tác động sẽ rung động và gửi đến tai giữa.

Chuỗi xương con ở tai giữa sẽ giao động, có nhiệm vụ dẫn truyền đến ốc tai. Các rung động làm cho chất lỏng trong ốc tai gợn sóng. Kích thích các tế bào lông di chuyển lên xuống. Các tế bào lông khi chuyển động sẽ tạo ra tín hiệu thần kinh. 

Âm thanh truyền vào tai như thế nào?

Các tế bào lông ở phần đầu của ốc tai truyền tín hiệu âm thanh có tần số thấp, và các tế bào lông ở phần đầu kia của ốc tai truyền tín hiệu âm thanh có tần số cao. Những xung điện này sẽ được truyền tới não thông qua dây thần kinh. Biến nó thành những âm thanh mà chúng ta nhận biết và hiểu được một cách toàn diện.

Vì sao việc đeo tai nghe quá lâu gây hại cho tai?

Khác với việc nghe âm thanh như bình thường thì khi đeo tai nghe, âm thanh sẽ được truyền thẳng qua ống tai, khiến áp lực lên tai bị gia tăng. Việc đeo tai nghe quá lâu dẫn đến việc các tế bào thần kinh ở tai phải làm việc liên tục, dẫn đến vượt quá giới hạn. 

Xem thêm  Top 10+ Tai Nghe Anker Tốt Nhất 2022: Cao Cấp, Giá Rẻ

Điều này gây ra những tổn thương ở tai.

Không giống như tổn thương các bộ phận khác trên cơ thể, tổn thương tai không bao giờ lành. Theo thời gian, khi các tế bào này bị tổn thương ngày càng nhiều, khả năng nghe của bạn sẽ ngày càng kém đi, thậm chí mất luôn thính giác.

Tác hại của đeo tai nghe

Tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào tai, tăng nguy cơ nhiễm trùng tai

Khi đeo tai nghe, vi khuẩn trên tai nghe sẽ có cơ hội bám vào tai. Đeo tai nghe càng lâu thì lượng vi khuẩn càng nhiều. Nếu tai nghe không được vệ sinh thường xuyên thì rất dễ mắc các bệnh nhiễm trùng tai như đau tai ngoài, viêm tai giữa…

Tác hại của đeo tai nghe

Gây áp lực lên tế bào thần kinh, dẫn đến đau đầu, chóng mặt

Việc sử dụng tai nghe quá lâu dẫn đến việc các tế bào thần kinh phải làm việc liên tục, gây áp lực lớn, ảnh hưởng đến não. Người sử dụng tai nghe lâu dễ đau đầu, chóng mặt…

Tích tụ nhiều ráy tai, dẫn đến việc ù tai, giảm khả năng nghe

Một số loại tai nghe được thiết kế chọc sâu vào tai, bịt kín để nâng cao chất lượng âm thanh. Khi đeo sẽ dễ đẩy ráy tai vào sâu, càng lâu càng tích tụ nhiều, dễ gây ra ù tai, giảm khả năng nghe…

Tích tụ nhiều ráy tai, dẫn đến việc ù tai, giảm khả năng nghe

Đau nhức, sưng tấy tai, gây cảm giác khó chịu

Đeo tai nghe nhiều khiến tai bị đau,rát. 

Xem thêm  [Review] TOP 6 Tai Nghe LG Bluetooth Tốt Nhất 2022: Đẹp - Pin Trâu

Thậm chí, khi sử dụng tai nghe không vừa kích cỡ, thiết kế rườm rà sẽ gây cảm giác khó chịu, nhức tai khi bị sưng tấy, trầy xước.

Gây ra hội chứng nhạy cảm với âm thanh

Khi sử dụng tai nghe thường xuyên với cường độ lớn, người nghe sẽ dần sinh ra chứng tăng âm thanh, rất dễ nhạy cảm với âm thanh lớn.

Thậm chí, phản ứng bất thường với những âm thanh bình thường biểu hiện là sợ âm thanh, sợ tiếng ồn mặc dù đó là những âm thanh nhỏ nhất. Tai hại nhất là người bệnh càng ngày càng xa lánh mọi người, dẫn đến trầm cảm, trở ngại cuộc sống hằng ngày.

Gây ra hội chứng nhạy cảm với âm thanh

Mất tập trung khi làm việc, sa sút trí tuệ

Các chuyên gia khuyến cáo không nên đeo tai nghe khi lái xe vì dễ gây mất tập trung, dẫn đến những tình huống không mong muốn xảy ra.

Mặt khác, khi đeo tai nghe nhiều, các tế bào thần kinh bị tổn thương, tinh thần không minh mẫn, căng thẳng, giảm sút trí tuệ.

Nguy cơ thủng màng nhĩ, mất đi thính giác

Nghe âm thanh lớn từ tai nghe với cường độ nhiều và liên tục có nguy cơ thủng màng nhĩ. Tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi. Càng về già, nguy cơ mất đi thính giác càng cao.

Làm sao bảo vệ thính giác hiệu quả?

Hiện nay, chúng ta đang sống trong môi trường nhiều tiếng ồn. Việc tiếp xúc liên tục và thường xuyên với tiếng ồn lớn dễ gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thính giác – 1 trong 5 giác quan tuyệt vời của con người. Dưới đây Hocreview sẽ chia sẻ đến bạn những cách để bảo vệ thính giác hiệu quả:

Xem thêm  Top 5+ Tai Nghe Bộ Đàm Tốt Nhất 2022: Cao Cấp, Giá Rẻ

Làm sao bảo vệ thính giác hiệu quả?

Đeo tai nghe nhiều – Cần giữ âm thanh ở mức 70 dBA

Nghiên cứu chỉ ra mức độ ồn DBA thông qua các âm thanh cuộc sống dưới đây:

  • 0-40dBA: Đây là không gian cách âm, khá yên tĩnh và hầu như không có tiếng ồn.
  • 50-60dBA: Tiếng ồn nhỏ, tần suất nhẹ nhàng ở trong văn phòng, nhà đọc sách, quán cafe..
  •  80-90dBA: Tiếng ồn lớn với tần suấ cao như các địa điểm đông người, lễ hội, đường giao thông lúc cao điểm, quán bar, vũ trường…
  • 90-100dBA: Ô nhiễm tiếng ồn ở các khu sản xuất
  • 100-130dBA: ngưỡng tối đa mà con người có thể chịu được trong thời gian ngắn, như tiếng máy bay cất cánh, tiếng còi tàu, tiếng nổ lớn…

Để đảm bảo an toàn khi đeo tai nghe nhiều, cần giữ âm thanh ở mức 70 dBA. Các chuyên gia cho rằng việc giữ âm thanh ở mức 70dBA lâu vẫn có thể không gây ảnh hưởng đến thính giác. Có thể sử dụng các thiết bị đo cường độ âm thanh hoặc điều chỉnh tai nghe ở âm lượng vừa phải.

Sử dụng ứng dụng đo âm thanh trên điện thoại

Với sự phát triển của các ngành công nghệ, hiện nay có rất nhiều ứng dụng có thể đo âm thanh trên điện thoại, đảm bảo độ chính xác trên thiết bị IOS hay Android như Sound Meter, Decibel X PRO – Máy đo độ ồn..

Hay đơn giản trên chiếc iPhone mà bạn đang sử dụng, trong Trung tâm điều khiển cũng có tiện ích Âm thanh/Khử tiếng ồn điện thoại – giúp giảm tiếng ồn môi trường khi để tai nghe gần tai, Thông báo tai nghe –  để bảo vệ thính giác của bạn, iPhone gửi một thông báo nếu bạn đang nghe âm thanh tai nghe lớn trong thời gian đủ lâu để ảnh hưởng đến thính giác.

Xem thêm  Mic Tai Nghe Không Nói Được? Phải Làm Thế Nào?

Dùng tai nghe chống ồn

Dùng tai nghe chống ồn

Tai nghe chống ồn giúp loại bỏ các âm thanh từ bên ngoài như tiếng ồn xe máy, tiếng động cơ, hay những âm thanh quá lớn ở đời sống thường ngày như hát karaoke…

Mặc dù chất lượng âm thanh của tai nghe chống ồn có thể không bằng các tai nghe không chống ồn, nhưng bằng cách sử dụng sóng âm, trung hoà tiếng ồn xung quanh, giúp giảm các vấn đề về sức khoẻ. 

Vậy nên để bảo vệ tai nghe của mình, hãy tìm mua và sử dụng tai nghe chống ồn nếu phải tiếp xúc với môi trường tiếng ồn lớn với cường độ nhiều. 

Chú ý đến các dấu hiệu suy giảm hoặc mất thính giác

Mất thính giác có thể sẽ xảy ra đột ngột như tai nạn, nhưng cũng có trường hợp sẽ có dấu hiệu từ sớm, tiến triển dần dần khiến con người không phát hiện để sớm điều trị. Hiện giờ, mỗi người chúng ta có thể không sử dụng các biện pháp bảo vệ tai nhưng khi càng về già mới bắt đầu có dấu hiệu mất thính giác thì đã quá muộn để điều trị. 

Vì vậy, những người trẻ hãy chú ý đến các dấu hiệu suy giảm hoặc mất thính giác như thường xuyên ù tai, mất thăng bằng, hay quên, khó chịu với âm thanh hay nghe không rõ, phải nói lớn vào tai mới nghe, khó khăn trong việc nghe âm thanh ở những nơi đông người… Thính lực tốt sẽ giúp bạn chắt lọc được âm thanh bạn cần nghe dù trong môi trường ồn ào.

Xem thêm  Top 10+ Tai Nghe Đắt Nhất Thế Giới Tốt Nhất 2022: Cao Cấp, Giá Rẻ

Kiểm tra thính lực của bạn thường xuyên

Khả năng nghe của mỗi người sẽ giảm dần theo thời gian, nhanh chậm tuỳ vào việc bạn bảo vệ tai nghe của mình như thế nào. Để đảm bảo cho bản thân có một đôi tai khoẻ mạnh, biết được thính lực của mình đang ở mức độ nào để điều trị, giảm tốc độ suy giảm khả năng nghe thì bạn có thể kiểm tra thính lực thường xuyên.

Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra thính lực như: thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên về tai mũi họng, đo thính lực trực tuyến, thực hiện các bài kiểm tra thính lực như đo thính lực lâm sàng, đo thính lực khách quan, bài kiểm tra hành vi thính giác…

Kiểm tra thính lực của bạn thường xuyên

Câu hỏi liên quan

Đeo tai nghe thế nào mới đúng?

Trả lời: Để đeo tai nghe đúng, hạn chế ảnh hưởng đến tai, bạn cần tuân thủ các yêu cầu sau: Chọn tai nghe phù hợp với tai, không gây cảm giác khó chịu, đau nhức khi đeo.

Xác định và đeo đúng bên của tai nghe theo kí hiệu L(trái) & R(phải) được ghi trên tai nghe. Đeo tai nghe đúng cách như trên hướng dẫn sử dụng của từng loại tai nghe. Chỉnh âm lượng vừa phải, không vượt quá giới hạn cho phép. Không đeo tai nghe quá lâu…

Cách vệ sinh tai nghe sạch sẽ, bền lâu

Trả lời: Vệ sinh tai nghe sạch sẽ giúp giảm nguy cơ gây ra các bệnh nhiễm khuẩn tai. Để vệ sinh tai nghe, bạn có thể làm ướt khăn mềm bằng dung dịch vệ sinh để lau bề mặt tai nghe.

Xem thêm  Top 10+ Tai Nghe Jabra Tốt Nhất 2022: Cao Cấp, Giá Rẻ

Dùng bàn chải nhỏ, tăm bông thấm nước để làm sạch phần lưới, ổ sạc đối với các tai nghe bluetooth. Lau khô tất cả bộ phận của tai nghe sau khi vệ sinh. Có thể tháo rời và giặt sạch những tai nghe có phần đệm tai bọc vải, nỉ, da…

Kết luận

Hocreview hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được tác hại của đeo tai nghe thường xuyên. Nếu trường hợp phải sử dụng tai nghe trong thời gian dài do nhu cầu công việc thì bạn cũng sẽ biết cách để bảo vệ thính giác của mình một cách hiệu quả nhất.

Bình chọn post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *