Tại sao tai nghe của tôi bị rè?

TAI NGHE BỊ RÈ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Tai nghe là thiết bị nhỏ gọn, tiện lợi được sử dụng phổ biến nằm phục vụ nhu cầu giải trí hằng ngày của người dùng. Thiết bị này sau một thời gian dài sử dụng sẽ thường xuất hiện các tình trạng bị lỗi âm thanh đặc biệt là bị rẻ gây khó chịu cho người dùng.

Vậy nguyên nhân vì sao tai nghe bị rè và cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng Hocreview tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.

Phân loại và cấu tạo của các loại tai nghe

Sự lựa chọn tai nghe phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của người nghe. Sự cần thiết cho tính di động dẫn tới các tai nghe nhe, tai nghe không có hạn chế về thiết kế. Nhìn chung xét theo các yếu tố hình thức, tai nghe có thể chia thành 4 loại: In-ear, Earbuds, On-ear và Over-ear

Tai nghe In-ear

Tai nghe In-ear

Có thiết kế tương tự Earbuds nhưng có phần củ loa hướng thẳng vào tai và được đệm bởi nút cao su bên ngoài. Tai nghe này có chất âm và khả năng cách âm không kém các mẫu tai nghe Over-ear và thậm chí gọn hơn cả các mẫu của On-ear với các phần núm cao su vừa  cách âm vừa có khả năng tập trung âm bass rất tốt.

Tuy nhiên, các nút trên tai nghe có thể làm cho tai khó chịu, bí bách cũng như làm cho độ rộng của âm thanh không bằng các loại tai nghe khác.

Xem thêm  TOP 10+ Tai Nghe Gaming Tốt Nhất 2022 Được Game, Streamer Thủ Lựa Chọn

Tai nghe Earbuds

Tai nghe loại này có thiết kế nhỏ gọn và cho cảm giác đem nhẹ nhàng nhất. Đây là loại tai nghe nhét trong với phần của loa bám ở vành tai.

Tai nghe Earbuds phù hợp với những người không muốn bí bách khi đeo lâu, muốn sử dụng tai nghe nhưng vẫn nghe được âm thanh ở bên ngoài và đặc biệt đây là loại cho ai thích tai nghe nhét tai nhỏ gọn, nhưng nhầm nhầm với loại in-ear nhé. Tuy nhiên có một điểm trừ của tai nghe Earbuds là khả năng bám tai của Earbuds rất kém, dễ rơi rớt nếu bị va chạm nhẹ

Tai nghe Earbuds

Tai nghe On-ear

On-ear là kiểu tai nghe có chất âm ở mức khá tốt, chống ồn hiệu quả với các kiểu closed-back và có tính di động cao (mặc dù vẫn hơi to với các kiểu tai nghe nhét tai).

Thiết kế phần tai nghe nằm gọn trên vành tai cho trải nghiệm âm thanh đầy đủ và sống động. Tuy nhiên nếu sử dụng trong một khoảng thời gian lâu sẽ gây cảm giác đau khó chịu ở vành tai. Vì thế tai nghe On-ear sẽ thích hợp dùng trong thời gian ngắn hơn là đeo nhiều giờ liên tục.

Tai nghe Over-ear

Đây là kiểu tai nghe bao phủ hết đôi tai của bạn và thường có kích thước to nhất, phần tai nghe chụp hết cả tai người dùng giúp tai đỡ đau khi đeo lâu, ngoài ra tai nghe cho âm thanh tốt nhất so với các loại tai nghe. Tuy nhiên thiết kế khá cồng kềnh nên tốt nhất là sử dụng loại này khi ở nhà, kết hợp với dàn máy tính chơi game hay nghe nhạc thì miễn chê.

Xem thêm  [Review] TOP 12 Tai Nghe Plantronics Tốt Nhất: Bluetooth, Chụp Tai

Nguyên nhân tai nghe bị rè

Các nguyên nhân bị rè của tai nghe cỡ nhỏ, tai nghe cho smartphone

  • Đầu jack cắm bị bám bụi bẩn do không được vệ sinh, làm việc tiếp xúc bị hạn chế.
  • Jack cắm chưa sâu, chưa sát vào điện thoại làm cho âm thanh nhỏ, bị rè.
  • Jack cắm hoặc tai nghe bị dính nước bị hỏng.
  • Mua loại tai nghe giá rẻ, kém chất lượng khiến cho âm thanh chập chờn, bị rè.
  • Điện thoại chứa các phần mềm lạ làm xung đột với máy và khiến chất lượng âm thanh bị giảm.
  • Trong quá trình sử dụng tai nghe không được bảo quản đúng cách nên bị hỏng
  • Âm lượng của tai nghe ở chế độ quá lớn

Đối với tai nghe sử dụng cho máy tính, laptop

Nguyên nhân tai nghe bị rè đối với laptop máy tính

  • Khi tai nghe bị rè, có thể kiểm tra kết nối giữa jack cắm với máy có chắc chắn không, nếu bị lỏng thì việc truyền dẫn âm thanh sẽ bị kém và rè.
  • Kiểm tra xem jack cắm tai nghe có bị bám bụi bẩn không, vệ sinh tai nghe sạch.
  • Kiểm tra xem máy tính hay laptop có đang kết nối nhiều thiết bị hay không, khiến cho tai nghe bị nhiễu sóng.
  • Có thể là do chưa cập nhật mới Driver card âm thanh của máy tính.

Đối với tai nghe bluetooth

  • Trong quá trình sử dụng tai nghe Bluetooth mà ở gần các thiết bị phát bluetooth khác dẫn đến việc sóng bị xung đột gây rè
  • Sử dụng tai nghe khi đang ở gần lò vi sóng hoặc tủ lạnh, điều này có thể gây nhiễu và ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh kém
  • Tai nghe bluetooth sử dụng sóng, nếu như khoảng cách giữa nơi phát và thu quá xa có thể sẽ khiến tai nghe bị rè.
  • Trong quá trình sử dụng, tai nghe được đặt ở những vị trí khó bắt sóng như túi xách, túi quần,…sẽ khiến đường truyền dẫn bị nhiễu, âm thanh bị rè.
Xem thêm  [Review] TOP 5 Tai Nghe Beats Cao Cấp - Nghe Nhạc Hay Của Apple 2022

Nguyên nhân tai nghe bị rè đối với tai nghe Bluetooth

Cách khắc phục khi gặp hiện tượng headphone bị rè

1. Kiểm tra cập nhật driver cho card âm thanh

Để cập nhật Driver cho card âm thanh thì bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào Device Manager

Bước 2: Tìm mục Sound, video and game controllers sau đó chọn vào High Definition Audio Device  và chọn Update driver

Bước 3: Khi cửa sổ giao diện hiện ra, bạn chọn Search automatically for updated driver software máy sẽ tự tìm driver mới nhất để update tự động.

2. Tháo và kết nối lại tai nghe

Khi âm thanh bị rè, việc bạn nên làm đầu tiên là tháo và cắm lại tai nghe vào máy để đảm bảo, tai nghe được cắm chắc chắn với máy không gây tình trạng nhiễu âm thanh. Nếu sau khi thực hiện tháo và cắm lại mà âm thanh bị rè thì bạn nên thực hiện các bước tiếp theo.

3. Kiểm tra jack cắm âm thanh của máy tính

Phải đảm bảo jack cắm và lỗ cắm tai nghe không bị bám bụi bẩn, làm ảnh hưởng tới việc tiếp xúc giữa jack cắm với máy tính. Jack cắm phải được cắm chắc chắn vào máy, không bị lỏng  sẽ khiến cho âm thanh bị rè.

3. Tắt mọi thiết bị ghi âm có thể gây nhiễu

Trên máy tính sẽ có 2 đầu để kết nối, 1 đầu để kết nối thu âm và 1 đầu để kết nối tai nghe. Nếu như bạn kết nối tai nghe vào đầu kết nối thu âm thì sẽ gây nên tình trạng bị rè âm thanh.

Xem thêm  Top 10+ Tai Nghe Pioneer Tốt Nhất 2022: Cao Cấp, Giá Rẻ

Do đó để khắc phục được tình trạng trên, bạn có thể nhấp chuột vào biểu tượng hình Volume trên thanh công cụ rồi chọn vào Recording Devices. Ki xuất hiện 1 cửa sổ mới, bạn tắt các tính năng thu âm của các thiết bị không cần thiết và chọn vào thiết bị cần dùng. Khi nhấp chuột bạn sẽ chọn Disable.

Tắt mọi thiết bị ghi âm có thể gây nhiễu

4. Điều chỉnh âm lượng của microphone

Để điều chỉnh âm lượng của Microphone, bạn chọn biểu tượng loa trên thanh công cụ, nhấn chuột phải và sau đó chọn Recording Devices. chọn tùy chọn và mở chọn Propertie.

Chọn mục Levels rồi bật tăng giảm âm lượng của Microphone và Microphone Boost cho đến khi nghe được âm thanh.

5. Kết nối tai nghe khác với máy tính

Bạn hãy thử kết nối 1 tai nghe khác vào máy tính, nếu âm thanh không có vấn đề gì, không bị rè hay ù gì thì có thể là do tai nghe của bạn có vấn đề, có thể bị hỏng hoặc khi cắm bị lỏng. Xem thêm cách sửa tai nghe bị hỏng 1 bên.

6. Cài đặt card âm thanh rời

Bạn có thể card âm thanh rời để hạn chế tình trạng bị rè âm thanh. Bạn hãy thử cài đặt card âm thanh, USB bên ngoài hoặc adapter tương thích IEEE 1394.

7. Cắm tai nghe trực tiếp vào máy tính

Nếu tai nghe vẫn bị rè, bạn hãy thử kết nối tai nghe trực tiếp vào jack cắm của máy tính mà không thông qua kết nối loa. Âm thanh sẽ ổn định và không còn bị nhiễu nữa bởi vì loa và máy tính có mức độ tính hiệu khác nhau.

Xem thêm  Top 10+ Tai Nghe MSI Tốt Nhất 2022: Cao Cấp, Giá Rẻ

8. Thay đổi cổng chuột

Một cách khác bạn có thể sử dụng đó chính là cắm chuột vào cổng khác, có thể tránh xa cổng cắm tai nghe.

Một số lưu ý khi sửa tai nghe bị rè

Một số lưu ý khi sửa tai nghe bị rè

Để việc sửa tai nghe bị rè được hiệu quả, bạn cần đảm bảo các thao tác sau đây:

  • Xác định nguyên nhân chính xác tai nghe bị rè để đưa ra giải pháp phù hợp
  • Nếu thiết bị bị lỗi liên quan đến các bộ phận mạch nguồn, bạn nên đem ra quán sửa để tránh làm hỏng thiết bị
  • Không sửa tai nghe khi đang kết nối với các thiết bị khác vì có khả năng sẽ bị giật điện
  • Đối với các sản phẩm sử dụng đã lâu ngày, các bộ phận trở nên kém chất lượng bạn có thể cân nhắc thay thiết bị khác.

Kết luận

Hocreview vừa trình bày xong một số thông tin về tai nghe bị rè và cách giải quyết nguyên nhân dẫn tới bị rè thông qua bài viết trên khá là chi tiết và đầy đủ. Hi vọng với bài tham khảo này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc giải đáp một số thắc mắc mà bạn đang gặp phải nhé.

5/5 - (1 bình chọn)