Cập nhật thông tin về windows 10, những lợi ích, hướng dẫn cài win 10 chi tiết. Hãy cùng Học Review tìm hiểu phần mềm này nhé!
Windows 10 là gì?
Windows 10 là một hệ điều hành của Microsoft Windows được phát hành vào tháng 7 năm 2015 và nhận được hầu hết những nhận xét tích cực. Giao diện trên windows 10 là sự kết hợp giữa windows 8.1 và windows 7, không giống như các phiên bản trước windows, Microsoft đã gắn nhãn Windows 10 là một “dịch vụ”, khi liên tục cập nhật những tính năng và sửa lỗi liên tục.
Hệ điều hành Windows 10 được phát triển với tính năng quản lý cửa sổ và desktop gọi là Task View và trình duyệt web Microsoft Edge, nhằm hỗ trợ đăng nhập bằng khuôn mặt hoặc bằng vân tay. Ngoài ra, Windows còn có tính năng bật mật lý tưởng, cùng với đó là độ ổn định khi chạy các chương trình.
Cũng giống như các hệ điều hành trước đó, Windows đã được sử dụng trên nhiều thiết bị máy tính, laptop, máy tính bảng,….
Những phiên bản của Windows 10 trên laptop hiện nay
Windows 10 Home: Là phiên bản thấp nhất trong tất cả các phiên bản Windows 10, nó mang tất cả toàn bộ tính năng phù hợp dành cho những người tiêu dùng phổ thông. Bản Windows 10 Home cùng cấp với Windows 8.1, Windows 7 Home Basic và cả Home Premium.
Windows 10 Pro: Chính là phiên bản Home nhưng được bổ sung thêm một số tính năng cần thiết cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Phiên bản Pro hướng tới những người tiêu dùng cá nhân với nhiều tính năng cao hơn, bảo vệ dữ liệu quan trọng, hỗ trợ IT quản lý các thiết bị,… Mang những tính năng giống với Windows 8.1 Pro, và người dùng không thể quay lại bản Home.
Windows 10 Enterprise: Là phiên bản cao cấp hơn bản Pro, nó mang đầy đủ tính năng của Pro, nhưng bổ sung thêm nhiều tính năng nổi bật hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ. Windows 10 Enterprise dành cho các doanh nghiệp lớn và được bán thông qua hình thức Volume license của Microsoft.
Ngoài 3 phiên bản trên, Windows 10 còn có thêm 2 phiên bản khác là: Windows 10 Enterprise 2015 LTSB và Windows 10 Education. Tuy nhiên, 2 phiên bản này không được sử dụng nhiều như 3 phiên bản khác.
Hướng dẫn cài win 10 bằng USB
Lợi ích của việc cài đặt Windows 10 bằng USB Boot
Dễ dàng thực hiện, có thể cài đặt cho nhiều thiết bị máy tính, laptop khác nhau vì USB có tính tương thích với hầu hết các dòng máy tính.
Ít gặp lỗi trong quá trình cài đặt.
Đây được xem là một trong những cách cài Win 10 đơn giản nhất hiện nay, trong trường hợp laptop của bạn không có ổ đĩa quang vẫn dễ dàng cài đặt.
Yêu cầu cấu hình tối thiểu để cài Windows 10
- Máy tính/laptop có bộ vi xử lý: Tốc độ tối thiểu 1 GHz, có hỗ trợ PAE, NX và SSE2.
- Bộ nhớ tối thiểu: 16GB (với bản 32bit) hoặc 20Gb (với bản 64bit).
- Dung lượng RAM: Tối thiểu 1GB (với phiên bản 32bit) hoặc 2GB (với phiên bản 64bit).
- Card đồ họa: Microsoft DirectX 9 với trình điều khiển WDDM.
- USB: Có dung lượng từ 8GB trở lên, đã được định dạng và có hỗ trợ UEFI.
Tổng quan quy trình cài đặt Windows 10 bằng USB Boot
Bước 1: Tải phần mềm Windows 10 ISO.
Bước 2: Sử dụng USB để khởi động USB Boot cho file cài đặt Windows vừa được tải xuống.
Bước 3: Sử dụng USB Boot vừa tạo để tiến hành cài đặt Windows 10 trên máy tính.
Cần chuẩn bị gì trước khi cài đặt Windows 10 bằng USB Boot
- Cần tải phần mềm cài đặt Windows 10 ISO.
- Chuẩn bị USB có dung lượng lớn từ 8GB, sau đó khởi động USB Boot cho quá trình cài Windows 10.
Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt Windows 10 đơn giản bằng USB Boot
Bước 1: Kết nối USB Boot vừa chuẩn bị ở trên vào máy tính, laptop cần cài Win 10.
Bước 2: Truy cập vào tab Boot, sau đó chọn chế độ load hệ điều hành từ USB.
Bước 3: Tiến hành cài đặt ngôn ngữ, chọn định dạng bàn phím, thiết lập thời gian, sau đó nhấn Next.
Bước 4: Nhấp vào Install để tiến hành cài đặt.
Bước 5: Nhấp vào Custom để chọn phiên bản Windows 10 mà bạn muốn cài đặt.
Bước 6: Nhấp vào ỗ địa cài Windows, lưu ý ổ này sẽ bị (xóa toàn bộ dữ liệu) sau khi cài đặt windows 10. Bạn cần phải chọn đúng ổ đĩa cần cài, nếu chọn nhầm ổ khác sẽ khiến máy tính của bạn mất dữ liệu.
Bước 7: Quá trình tự động cài đặt sẽ mất khoảng 10 – 15 phút.
Bước 8: Sau khi cài đặt hoàn tất, máy tính sẽ khởi động lại một lần nữa.
Bước 9: Giao diện Desktop quen thuộc của Windows 10 sẽ hiển thị lên.
Hướng dẫn từng bước cài Win 10 bằng ổ cứng
Kiểm tra bản quyền và phiên bản Windows
Nhấp mở This PC, cửa sổ sẽ hiện lên, nhấp chuột phải vào mục This PC và chọn Properties.
Sau đó, cửa sổ System hiện lên, tại đây bạn cần ghi nhớ 3 thông tin là phiên bản windows, loại hệ thống và trạng thái của windows để tải được đúng file ISO.
Sẽ có phiên bản Windows 10 Pro, loại 64bit, trạng thái “Windows is activated” là đã được kích hoạt. Nếu Windows 10 của bạn chưa kích hoạt thì sau khi cài lại sẽ không có bản quyền.
Tải file .ISO để cài đặt Windows 10
- Tải file cài đặt Windows 10 ISO, chú ý chọn đúng các phiên bản Windows và loại bit.
- Sau khi tải xong, các bạn hãy di chuyển file .ISO vừa tải sang một ổ đĩa khác ổ đĩa C để sau này dễ dàng sử dụng lại.
Tạo thư mục cài đặt Windows 10
Đầu tiên, các bạn cần cài WinRAR trên máy tính, bạn có thể tải bản WinRAR 32-bit hoặc WinRAR 64-bit rồi sau đó khởi động lại máy tính.
Dịch chuyển file .ISO vừa tải đến sang một ổ đĩa khác ngoài ổ đĩa C. Chú ý để file ở ngoài cùng của ổ đĩa, sau đó nhấp chuột phải vào file .ISO và chọn Extract to Windows 10.
Bạn sẽ thu được một thư mục có tên tương tự file .ISO.
Mở Command Prompt và cài win 10
Nhấp chọn Windows để tiến hành mở menu Start, rê chuột vào mục Power để hiện ra menu nhỏ. Sau đó, nhấp giữ phím Shift rồi click vào Restart.
Máy tính bắt đầu chuyển sang cửa sổ mới, nhấp chọn Troubleshoot. Sau đó chọn Advanced Options
tiếp đó chọn Command Prompt.
Khi đó, máy tính sẽ khởi động lại và chuyển sang màn hình Command Prompt. Tại đây, một tài khoản đang có trên máy tính, bạn chọn một tài khoản mà bạn đang sử dụng.
Nếu bạn có mật khẩu thì hãy nhập mật khẩu vào, nếu không có thì bỏ trống rồi click vào Continue.
Sau khi cửa sổ cmd hiện lên, các bạn hãy gõ vào dòng wmic logicaldisk get size, caption rồi nhấp Enter. Khi đó danh sách các ổ đĩa và dung lượng của nó sẽ hiện ra.
Tại đây chúng ta chỉ cần quan tâm đến các ổ đĩa có hiện size, cụ thể là C,D,E,X.
Tiếp theo đó, các bạn điền lần lượt các lệnh theo cú pháp tên ổ đĩa: \BTH\setup rồi nhấp Enter cho tới khi không còn thấy hiện dòng the System cannot find the path specified.
Sau 3 Enter, các bạn sẽ mất một vài phút khi đó cửa sổ setup windows 10 sẽ xuất hiện.
Tiến hành cài đặt Windows 10 bằng ổ cứng
Tại cửa sổ Windows Setup, bạn hay chọn ngôn ngữ English (United States) và Time and currency format chọn: English (United States). Sau đó nhấp Next.
Nhấp vào Install Now, để tiến hành cài đặt.
Nhấp vào Skip.
Chọn đánh dấu mục “I accept the license terms”, sau đó nhấp Next.
Sau đó, chọn mục Custom: Install Windows Only (advanced).
Bạn sẽ thấy bảng thông số các ổ đĩa, sau khi xác định được ô đĩa C, các bạn hãy xóa tất cả các ổ địa có dung lượng (Total size) nhỏ hơn 1GB (tức các ổ đĩa đơn vị MB) và ổ đĩa C đi, bằng cách chọn ổ đĩa sau đó nhấp vào Delete.
Sau khi xuất hiện thông báo, chọn OK. Tiếp đến bạn cần chọn vùng có dung lượng lớn nhất và chọn New.
Sau đó, chọn Apply > OK.
Bạn sẽ thấy vài ổ đĩa mới được tạo ra, bạn tiếp tục chọn ổ đĩa có dung lượng lớn nhất trong số các ổ đĩa mới được tạo ra và chọn Next.
Quá trình cài đặt sẽ mất khoảng 15-30 phút và máy sẽ khởi động lại 2-3 lần.
Sau khi hoàn tất cài đặt, bạn hãy chọn Do This Later. Chờ cho đến khi windows 10 khởi động là cài đặt xong.
Kết Luận
Trên đây là tất cả thông tin về những Windows 10 và những phiên bản hot nhất hiện nay. Nếu bạn đọc/quý độc giả muốn tìm hiểu thêm những phần mềm hay ứng dụng khác hãy theo dõi chúng tôi.